Vôi nông nghiệp cải tạo đất trồng
Người ta dùng vôi mục đích chính là cung cấp Calcium cho cây và cải thiện độ chua (pH) của đất. Đây là đề tài rất xưa, nhưng một số người còn chưa nắm được rõ ràng cách sử dụng vôi trong nông nghiệp.
Để sử dụng hiệu quả vôi chúng ta phải biết rõ đặc tính của từng loại vôi, có bao nhiêu loại và những loại đất nào thì phải sử dụng vôi nào. Chúng ta không cần phải để vào chi tiết phản ứng đi sâu vào nghành hóa học.
Trong nông nghiệp ta chỉ cần biết được những căn bản sử dụng vôi dưới đây thì chúng ta cũng đã thành công
Công dụng của vôi nông nghiệp trong việc cải tạo đất:
Như trình bầy ở trên vôi có hai công dụng chính là cung cấp chất Calcium và cải thiện độ chua của đất cho thích hợp với từng lọai cây trồng.
Loai đá vôi, loại Dolomite lime và hydrate lime dùng để cải thiên đất phèn, đất chua và còn để cải thiện ngộ độc chất hữu cơ, vì có quá nhiều xác bã thực vât, qua quá trình thoái hóa của chất hữu cơ là acid đối với cây lúa nước.
Còn riêng vôi thạch cao thì chỉ dùng để cải thiện đất kiềm. Khi nói đến cải thiện đô chua của đất, xin nói thêm phương pháp cải thiện phèn để bà con nông dân có khái niệm mà áp dụng.
- Vôi nông nghiệp cải tạo đất nhiễm Phèn:
Có ba phuơng pháp để trị phèn:
Rưả phèn: Cho nước vào rưộng ngâm và khuấy cho phèn quậy đều vào nước và xả đi tùy theo độ phèn của ruộng mà ta làm nhiều lần hay ít. Rồi bón vôi vào.
Phưong pháp này sẽ bị đi mất dinh dưỡng trong đất, phải dùng phân bón hóa học nhiều hơn để bù đắp vào phần dinh dưỡng bị mất. Đa số áp dụng phuơng pháp này cho ruộng lúa.
Đào mương: Đào những con mương nhỏ để cho phèn rút xuống sâu hơn, rồi bón vôi lên mặt đất. Tưới nước cho phèn rút xuống.
-Đắp mô: Làm thành từng vồng dài như vồng khoai lang cho phèn rút xuống, rồi bón vôi và trồng cây trên vồng. Có thể làm những vồng nhỏ thấp trong ruông lúa có bờ cao, đem trồng lúa trên vòng thấp trong ruộng để tránh lúa bị phèn ở rễ mà thiệt hại.
Độ vôi và đất:
Vôi càng mịn thì sự hiệu quả càng nhanh và càng cao, nhưng sự thất thoát bởi gió và dòng nuớc cũng nhiều. Khi bón lân vôi nên tưới nuớc để vôi rút xuống đất có tác dụng nhanh hơn và tránh sự thất thoát. Thông thường người ta sử dụng 200-300 kg vôi cho 1000m2.
Cái này tùy theo độ phèn của đất. Nếu gặp loại vôi nóng ta phải bón mười lăm ngày trước khi gieo hạt hay trồng cấy lên đất.
Vôi chỉ nên dùng ở những nơi đất có đầy đủ chất hữu cơ, những nơi nghèo chất hữu cơ thì không nên bón nhiều vôi, sẽ làm đất nghèo nàn thêm, vì chất hữu cơ bị hủy hoại nhanh chóng.
Vôi cũng không được sử dụng trên những vùng đất có thành phần sét nặng. Sẽ dễ tạo đất cứng thêm, thành lớp đế cày. Không tốt cho việc trồng trọt.
Tóm lại, khi dùng vôi phải biết rõ đặc tính của từng loại vôi. Và cách cải thiện đất phèn đất kiềm đất mặn, ngộ độc hữu cơ đều giống nhau, nhưng đối với đất kiềm thì chi dùng vôi thạch cao ,
Đất mặn thì chỉ rửa mặn: Lên vồng rồi tưới nước vào cho muối rút xuống sâu mà trồng cây trên vồng, không dùng vôi nào hết. Còn ngộ độc hữu cơ thì giống hệt như trị phèn.
Khoáng Sản ATC Việt Nam nhà máy sản xuất vôi đi đầu cả nước, chúng tôi tự hào là đơn vị cung ứng vôi chất lượng hàng đầu Việt Nam
Nhà máy sản xuất: KCN Kiện Khê - Hà Nam
Cửa hàng phân phối: 123 Bùi Xương Trạch - Thanh Xuân - Hà Nội
hotline: 09087.294.122 / 0766.182.988
Website: https://khoangsanatcvietnam.vn/